Nạp VIP10 = 10tr - Become VIP10=Charging $448

Điều Kiện và Quyền Lợi khi trở thành VIP 10 - Become VIP 10 You Will Get

Tìm Kiếm



Showing posts with label cáp quang APG. Show all posts
Showing posts with label cáp quang APG. Show all posts

Cáp APG lại gặp sự cố, Internet Việt Nam đi quốc tế bị chậm

Vị trí tuyến cáp gặp sự cố cách Hong Kong khoảng 125 km làm hạn chế băng thông Internet của Việt Nam đi quốc tế. 

Cáp APG lại gặp sự cố, Internet Việt Nam đi quốc tế bị chậm

Theo đại diện VNPT, lúc 6h30 ngày 27/2, tuyến cáp quang biển quốc tế APG (Asia Pacific Gateway) đã gặp sự cố. Vị trí trên biển được xác định là cách Hong Kong khoảng 125 km. Điều này gây ảnh hưởng đến dung lượng kết nối Internet quốc tế từ Việt Nam đến Hong Kong. 

Chưa có thông tin về thời điểm dự kiến khắc phục được hoàn toàn tuyến cáp APG. 

Đây là lần thứ hai trong năm nay, tuyến cáp quang biển APG không thể hoạt động ổn định. Trước đó vào giữa tháng một, cáp APG được tiến hành di chuyển cáp tại Singapore trong hai ngày phục vụ việc mở rộng sân bay Changi (Singapore). Cùng thời điểm này, tuyến cáp AAG cũng tiến hành cấu hình lại nguồn. 

Tuyến cáp APG có chiều dài 10.400 km, đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương, được đầu tư bởi các doanh nghiệp quốc tế và bốn công ty Việt Nam gồm FPT, VNPT, Viettel và CMC. Với băng thông tối đa lên đến 54 Tb/giây, đây là tuyến cáp quang biển có dung lượng lớn nhất hoạt động tại châu Á.
Tuấn Hưng

Cáp quang biển APG gặp sự cố, Internet Việt Nam bị chậm

Tuyến cáp quang biển APG (Asia Pacific Gateway) bị đứt, gây ảnh hưởng đến khả năng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế.
Theo một nhà cung cấp dịch vụ trên nền Internet, phân đoạn Việt Nam - Hong Kong của hệ thống cáp quang biển APG đã gặp sự cố chiều 20/6. Hiện một số lưu lượng kết nối đã được chuyển sang tuyến cáp quang biển quốc tế AAG.
cap-quang-bien-apg-gap-su-co-internet-viet-nam-bi-cham
Biểu đồ kết nối của tuyến cáp quang biển APG.
Đơn vị quản lý APG chưa thông báo cụ thể thời gian khắc phục sự cố cho các đối tác. Để giảm ảnh hưởng tới việc truy cập Internet của người dùng, một số công ty đang khai thác tuyến cáp này đã mở thêm băng thông dự phòng.
Tuyến cáp APG có chiều dài 10.400 km, đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương, được đầu tư bởi các doanh nghiệp quốc tế và 4 công ty Việt Nam gồm FPT, VNPT, Viettel và CMC. Với băng thông tối đa lên đến 54 Tb/giây (4 Tb/giây lúc khai trương), đây là tuyến cáp quang biển có dung lượng lớn nhất hoạt động tại châu Á.
Tuyến APG có tốc độ gấp đôi AAG lúc mới khai trương và gấp 20 lần khi khai thác tối đa. Việc đưa vào sử dụng tuyến cáp quang biển APG được chờ đợi giúp giảm phụ thuộc vào tuyến AAG vốn liên tục gián đoạn trong năm qua.

Cáp quang biển AAG gặp sự cố lần 2 từ đầu năm

Nhánh cáp hướng kết nối Việt Nam - Hong Kong có dấu hiệu mất kênh, có thể do đứt cáp quang biển, lịch khắc phục chưa được thông báo.
 
Theo thông tin từ một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), khoảng 17h15 hôm qua (18/2) tuyến AAG có dấu hiệu mất kênh, có thể do đứt cáp quang biển, khiến Internet từ Việt Nam đi quốc tế bị ảnh hưởng.
Phía đơn vị điều hành tuyến cáp quang biển AAG đến nay vẫn chưa có thông báo chính thức về sự cố lần này, bao gồm địa điểm và thời gian khắc phục sự kiến cho các ISP tại Việt Nam.

cap-quang-bien-aag-gap-su-co-lan-2-tu-dau-nam

Đây là lần thứ hai tính từ đầu năm 2017, tuyến cáp quang biển AAG gặp sự cố. Trước đó, hôm 8/1, tuyến cáp này đã gặp sự cố rò điện khiến sụt nguồn, hệ thống phải sửa chữa.

Trong năm 2016, đã có bốn lần hệ thống truyền dẫn Internet này trục trặc và phải tiến hành bảo trì, vào các tháng 3, 6, 8 và tháng 9. Trước đó, năm 2015 tuyến cáp này trục trặc 3 lần, năm 2014 là 2 lần. Tính đến năm 2016, hơn 60% Internet quốc tế của Việt Nam đi qua AAG.

Ngoài AAG, tính từ đầu 2017, Internet tại Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi sự cố kép của tuyến cáp IA (Liên Á) vào ngày 10/1 và 11/1, với lỗi tương tự nhưng ở gần nhánh đi Singapore.

Mới đây, 4 nhà mạng tại Việt Nam là FPT, VNPT, Viettel và CMC đã đưa vào khai thác tuyến cáp quang biển Asia Pacific Gateway (APG). Có chiều dài 10.400 km, đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương, với băng thông 54 Tb/s, gấp nhiều lần so với mức 2,88 Tb/s của AAG. Tuyến cáp này được kỳ vọng giúp Internet từ Việt Nam đi quốc tế nhanh hơn.

Năm 2017, một số nhà mạng cho biết sẽ đưa vào hoạt động thêm tuyến cáp quang AAE-1 (Asia Africa Euro 1), nối các nước châu Á đến châu Âu và châu Phi.
Bảo Nam

Tuyến cáp AAG, APG và IA dồn dập gặp sự cố, chuyện gì đang xảy ra?


Vào thời điểm này, cả 3 tuyến cáp quang biển quốc tế kết nối vào Việt Nam bao gồm AAG, APG và IA đều đang gặp sự cố. Đây là sự cố nghiêm trọng, bất khả kháng và lần đầu tiên tại Việt Nam xảy ra hiện tượng này.
3 tuyến cáp quang biển đồn dập gặp sự cố

Một câu hỏi đặt ra là có phải ngẫu nhiên mà 3 tuyến cáp quang biển kết nối dung lượng quốc tế của Việt Nam bị sự cố hay không? Chúng ta sẽ phải chờ câu trả lời từ các cơ quan chức năng và nhà điều hành các tuyến cáp quang này.

Việc gặp sự cố của 3 tuyến cáp quang biển chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hầu hết các doanh nghiệp Internet của Việt Nam. Vấn đề ở thời điểm này, nếu doanh nghiệp Internet Việt Nam sẽ phải chuyển hướng kết nối cáp quang trên đất liền và kết nối vệ tinh. Tất nhiên, dung lượng kết nối qua các tuyến này sẽ không thể có dung lượng lớn như tuyến cáp quang biển.

Viettel cho biết, hiện nay, Viettel còn 2 hướng kết nối quốc tế qua đất liền và 1 hướng qua APG nhánh đi Hong Kong. Ngay sau khi xảy ra sự cố, Viettel đã triển khai giải pháp cứu, định tuyến kết nối, đảm bảo 100% chất lượng cho các dịch vụ sử dụng lưu lượng quốc tế như 3G, thuê kênh, roaming, VoIP, Internet có các nội dung Google đã được lưu trữ tại hệ thống máy chủ đặt ở Việt Nam và một phần lưu lượng cho dịch vụ cố định. Bên cạnh đó, Viettel cũng nhanh chóng đẩy lưu lượng cache (lưu trữ dữ liệu) cho gần 100 server máy chủ của Facebook đã được lắp đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.

Về bổ sung dung lượng quốc tế, Viettel đã triển khai phương án bổ sung gần 300Gbps cho các nhánh APG đi Hong Kong, Nhật Bản và hướng đất liền qua Trung Quốc. Viettel cũng tiếp tục tìm phương án kết nối chéo qua các hướng khác như Lào, Campuchia. Dự kiến sau 2 ngày nữa, khách hàng của Viettel có thể sử dụng dịch vụ quốc tế bình thường.

Sáng ngày 12/1/2017, Viettel đã gửi tin nhắn cho khách hàng thông báo sự cố đứt cáp biển khiến cho các kết nối Internet ra nước ngoài bị chậm, chập chờn. Đây là lần đầu tiên Viettel nhắn tin cho khách hàng của mình thông báo khi sự cố cáp quang biển xảy ra. Tin nhắn của Viettel có nội dung: "Viettel thông báo: Hiện tại tuyến cáp quang biển đi quốc tế đang gặp sự cố, dẫn đến tốc độ truy cập một số website quốc tế có thể bị chậm, chập chờn. Viettel đang cố gắng để giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến khách hàng. Mong khách hàng thông cảm". Đồng thời, khách hàng Viettel khi gọi đến Tổng đài chăm sóc khách hàng 18008119 cũng được Viettel cập nhật thông báo này.

Viettel cho biết, tuyến APG vừa đưa vào sử dụng tháng 12/2016 bị 2 sự cố đồng thời ngày 31/12/2016  (tại Singapore và Chongming - Trung Quốc dẫn tới mất lưu lượng đi Singapore. Dự kiến ngày 23/1 tuyến cáp quang này sẽ khắc phục xong.

Đối với tuyến cáp quang AAG bị sự cố ngày 8/1/2017 dẫn tới mất lưu lượng từ Việt Nam Hong Kong, Singapore và Mỹ. Dự kiến ngày 28/1 tuyến cáp quang này sẽ sửa chữa xong.

Đối với tuyến cáp IA bị lỗi sự cố tại nhánh đi Hong Kong vào ngày 10/1/2017 tuy nhiên ngay trong ngày đã cấu hình lại nguồn nên đã hoạt động trở lại. Nhưng vào 16h15 ngày hôm qua, 11/1/2017 lại phát hiện tiếp lỗi rò rỉ nguồn tại nhánh đi Singapore. Hiện chưa có thông báo từ Ban Quản lý tuyến cáp về lịch trình sửa chữa. Viettel là doanh nghiệp duy nhất tham gia khai thác tuyến cáp quang này.
ICTnews sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về sự cố cáp quang biển này đến độc giả.

PV

Tăng tốc mạng trong những ngày cáp quang bị đứt

Đổi DNS, sử dụng các dịch vụ VPN hay mở kết nối 3G/4G để hạn chế tình trạng truy cập mạng bị chậm trong những ngày cáp quang gặp sự cố. 
 
Đổi sang DNS của Google là cách dễ làm, hiệu quả. 
Sử dụng DNS của Google 
Đổi DNS là thao tác giúp máy sử dụng một máy chủ phân giải tên miền khác giúp tốc độ truy cập một trang web được cải thiện. Gần đây, máy chủ DNS của Google ngày càng được sử dụng phổ biến do dễ nhớ và tốc độ truy xuất nhanh. Cách đổi DNS cũng khá dễ dàng trên cả máy tính lẫn smartphone. 
Trên iPhone, bấm vào biểu tượng chữ i bên cạnh mạng Wi-Fi đang sử dụng và đổi DNS thành 8.8.8.8, 8.8.4.4 . Cách thức tương tự trên các điện thoại Android khi nhấn lì mạng Wi-Fi đang sử dụng, chọn sửa đổi mạng và tùy chọn nâng cao sau đó nhập dãy số DNS của Google.

Sử dụng VPN
VPN thường được các công ty lớn sử dụng để tạo ra một mạng riêng ảo giúp bảo mật tốt hơn và sử dụng một máy chủ để nhận dạng mọi kết nối. Khi sử dụng VPN trên máy di động hoặc PC, kết nối mạng sẽ được chuyển hướng trực tiếp đến các máy chủ ở nhiều nước trên thế giới. Hiện có nhiều phần mềm miễn phí như Hola VPN, SurfEasy VPN hay Onavo VPN...





 Một số dịch vụ VPN miễn phí sẽ giúp cải thiện tốc độ truy cập mạng. 


Sử dụng kết nối mạng 3G hoặc 4G
Trong những ngày cáp quang bị đứt, nhiều người dùng tại Việt Nam đều cho rằng sử dụng kết nối mạng di động thậm chí còn nhanh hơn cáp quang. Lý do là bởi đường truyền ra quốc tế của các kết nối 3G/4G sử dụng cáp riêng ít khi bị ảnh hưởng. Sự cố cáp quang AAG phần lớn chỉ ảnh hưởng đến các đường truyền mạng cáp quang thông thường. 

Ưu tiên sử dụng các dịch vụ trong nước
Khi cáp quang biển gặp sự cố, đường truyền Internet ra nước ngoài bị ảnh hưởng nặng nề. Đây chính là lý do các trang web, dịch vụ với máy chủ đặt ở nước ngoài rất khó truy cập. Người dùng vì vậy nên ưu tiên sử dụng các dịch vụ cung cấp với máy chủ đặt ở trong nước để đảm bảo tính ổn định. 
Sử dụng 3G hoặc 4G thay thế Wi-Fi. 

Ưu tiên dùng trình duyệt tích hợp sẵn VPN
Một số trình duyệt hiện nay đã tích hợp sẵn VPN như Opera hay Aloha. Người dùng chỉ cần tải và cài đặt các phần mềm này trên kho ứng dụng và duyệt web như bình thường. Cách thức này đơn giản nhưng chỉ áp dụng với nhu cầu chủ yếu đọc tin tức thông thường.

AAG sửa chưa xong, cáp quang IA lại gặp sự cố

Cáp quang biển Liên Á (Intra - Asia) bị đứt tại vị trí gần Hong  Kong gây khó khăn cho việc truy cập Internet từ Việt Nam ra nước ngoài.
 
Theo thông tin từ một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) trong nước, cáp quang biển Liên Á được xác định bị đứt trong sáng 10/1, tại vị trí gần Hong Kong. Sự cố gây mất liên lạc trên tuyến theo hướng kết nối từ Việt Nam đi Hong Kong.
aag-sua-chua-xong-cap-quang-ia-lai-gap-su-co
Sau AAG, tuyến cáp IA cũng gặp sự cố gây ảnh hưởng tới kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế.
Ngày 8/1, tuyến cáp quang khác là Asia – America Gateway (AAG) cũng trục trặc, gây mất kênh truyền trên cả ba hướng kết nối đi Hong Kong, Singapore và Mỹ. Nguyên nhân được xác định do rò rỉ điện và dự kiến AAG sẽ được sửa xong vào ngày 18/1.

Mặc dù các ISP đã đưa ra các biện pháp khắc phục nhưng hai sự cố liên tiếp trên tuyến mạng vẫn ảnh hưởng tới kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế. Cụ thể, AAG là tuyến cáp quang quan trọng hàng đầu khi trong năm 2016 nó chiếm tới hơn 60% lưu lượng kết nối trong nước ra nước ngoài.

Trong khi đó, tuyến cáp mới được khai thác là APG (Asia Pacific Gateway) hoạt động còn giới hạn do vẫn trong giai đoạn thử nghiệm. Tuy nhiên, một nhà cung cấp Internet cho biết sau khi AAG và IA cùng gặp sự cố thì đơn vị này đã bổ sung dung lượng từ APG, giúp kết nối được ổn định.

Trong năm 2016, đã có bốn lần tuyến cáp quang biển AAG gặp trục trặc và phải tiến hành bảo trì, vào các tháng 3, 6, 8 và tháng 9. Trong năm 2017, nhiều nhà mạng sẽ mở rộng các kênh truyền khác, trong đó có tuyến cáp quang AAE-1 (Asia Africa Euro 1), nối các nước châu Á đến châu Âu và châu Phi.
Đình Nam 

Internet Việt Nam đi quốc tế sẽ nhanh gấp đôi

Tuyến cáp quang biển APG (Asia Pacific Gateway) chính thức đi vào vận hành, giúp kết nối mạng đi quốc tế nhanh và ổn định hơn cho người dùng trong nước.
APG được đầu tư bởi các doanh nghiệp quốc tế và 4 công ty Việt Nam gồm FPT, VNPT, Viettel và CMC. Tuyến cáp có chiều dài 10.400 km, đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương, kết nối các điểm ở Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Tuyến cáp quang biển APG sẽ giúp Internet Việt Nam đi quốc tế nhanh và ổn định hơn.

Theo đại diện một nhà mạng, với băng thông tối đa lên đến 54 Tb/giây, APG là tuyến cáp quang biển có dung lượng lớn nhất hoạt động tại châu Á. Tuy nhiên, băng thông đang được khai thác là 4 Tb/giây.
Trước đó, tuyến cáp quang biển AAG (Asia America Gateway) đóng vai trò quan trọng hàng đầu khi kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế từ năm 2009. Dung lượng ban đầu của tuyến này đạt 500 Gb/giây và được nâng lên 2,88 Tb/giây. Như vậy tuyến APG hiện nay có tốc độ gấp đôi AAG và sẽ gấp 20 lần trong thời gian tới.

Việc đưa vào sử dụng tuyến cáp quang biển APG sẽ giúp giảm phụ thuộc vào tuyến AAG vốn liên tục gián đoạn trong năm qua. Nhờ vậy, người dùng sẽ ít bị ảnh hưởng nếu cáp AAG đứt. Trong năm 2016, tuyến cáp quang biển AAG gặp sự cố ít nhất ba lần và phải mất nhiều tuần để khắc phục.

Năm 2017, một số nhà mạng cho biết sẽ đưa vào hoạt động thêm tuyến cáp quang AAE-1 (Asia Africa Euro 1), nối các nước châu Á đến châu Âu và châu Phi. Nhờ vậy, việc đảm bảo thông suốt kết nối cho người dùng sẽ được nâng cao.
Đình Nam

Tìm Kiếm Thông Tin

BLOG LIÊN KẾT